Bạn thường hay nghe những lời giới thiệu hay quảng cáo cho tivi và điện thoại như “Màn hình có độ phân giải 720px hay 1080px”. Vậy bạn đã biết Pixel là gì và Pixel có cách tính hay ý nghĩa như thế nào hay chưa? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc trên thông qua những chia sẻ ở bài viết bên dưới đây nhé!
Pixel là gì?
Pixel hay pel là viết tắt của từ “Picture element” trong tiếng Anh, có nghĩa là điểm ảnh. Đây là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của một bức ảnh kỹ thuật số, tương ứng với tọa độ ITS. Pixel được sản xuất trong mạng lưới hai chiều, nhưng chỉ tương ứng với tỉ lệ quét của thời gian hay tần số màn hình.
Pixel được tạo ra từ các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, máy quét hoặc máy ảnh kỹ thuật số. Trong Photoshop, Pixel tồn tại dưới dạng những ô hình chữ nhật nhỏ, chứa các thông số màu khác nhau. Khi ghép những ô này lại bạn sẽ có được một bức ảnh hoàn chỉnh.
Để có thể dễ dàng hiểu được Pixel là gì và trông như thế nào, bạn hãy phóng to ảnh đến một mức độ nào đó. Ngoài ra, nếu khi bạn phóng to mà hình ảnh càng sắc nét và chi tiết thì có nghĩa là ảnh này chứa rất nhiều Pixel.
Cách tính và quy đổi đơn vị Pixel
Sau khi biết được Pixel là gì, ta sẽ cùng tìm hiểu về công thức tính và cách quy đổi đơn vị Pixel. Nắm rõ được những công thức này sẽ giúp bạn tính toán được Pixel cần thiết cho bức ảnh hay đổi đơn vị Pixel để so sánh một cách nhanh chóng.
Cách tính Pixel
Thông thường, mỗi bức ảnh có rất nhiều hình dạng khác nhau như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,… Do đó, để có thể tính được lượng Pixel có trong bức ảnh bạn cần dựa vào chiều dài và chiều rộng của tấm hình (tính theo đơn vị Pixel). Sau đây là công thức tính Pixel bạn có thể tham khảo:
Lượng Pixel bức ảnh = Lượng Pixel chiều rộng x Lượng Pixel chiều dài
Ví dụ: Một bức ảnh có chiều rộng 600 Pixel là chiều cao có 450 Pixel thì lượng Pixel của bức ảnh đó là: 600 x 450 = 270.000 Pixel.
Cách quy đổi đơn vị Pixel
Pixel thường hay được đổi qua đơn vị lớn hơn là Megapixel, một đơn vị đo độ phân giải của thiết bị điện quan (số điểm trong ảnh). Ta có, 1.000.000 Pixel tương đương với 1 Megapixel.
Ví dụ: Bạn có một hình ảnh với chiều rộng là 1450 Pixel và chiều cao là 1024 Pixel thì lượng Pixel trong ảnh là 1.484.800, tương đương 1,48 Megapixel.
Ý nghĩa của Pixel trong thiết kế, in ấn
Qua hai phần trên chắc hẳn bạn đã phần nào nắm được Pixel là gì cũng như là cách tính và quy đổi. Vậy ý nghĩa của Pixel là gì? đơn vị này có ý nghĩa như thế nào trong thiết kế, in ấn? Hãy cùng tìm hiểu ở phần thông tin bên dưới nhé!
- Pixel tỷ lệ thuận với dung lượng ảnh. Vì vậy, dung lượng ảnh sẽ càng lớn khi lượng Pixel càng lớn và ngược lại.
- Ngoài dung lượng thì kích thước hiển thị ảnh trên màn hình cũng tỉ lệ thuận với Pixel. Do đó, lượng Pixel càng lớn thì kích thước hiển thị ảnh trên màn hình càng lớn.
- Chất lượng của hình ảnh sẽ không phụ thuộc hoàn toàn vào lượng Pixel. Ảnh nhiều Pixel không đồng nghĩa với việc ảnh sẽ sắc nét và có chất lượng cao hơn.
- Trong in ấn, thiết kế bạn cần dựa vào lượng Pixel để chọn ra được kích thước bản in phù hợp, đáp ứng được nhu cầu. Ví dụ như với 600 x 450 = 270.000 Pixel thì bạn không thể in với kích thước 60’’ x 45’’, vì như vậy kích thước hiển thị sẽ lớn hơn, hình ảnh in ra sẽ bị vỡ và không rõ nét.
Nên chọn màn hình LED nhiều hay ít Pixel?
Như đã biết thì Pixel sẽ ảnh hưởng đến độ phân giải của màn hình, Pixel càng lớn thì độ phân giải càng cao. Vậy lựa chọn màn hình LED nhiều Pixel là tốt nhất? Nhưng trên thực tế thì không phải độ phân giải cao thì lúc nào cũng tốt. Ta có độ phân giải Pixel thấp là do mật độ điểm ảnh lớn. Mật độ điểm ảnh ở đây là các bóng đèn LED trên màn hình.
Do đó, khi số lượng bóng đèn LED càng nhiều thì giá thành sẽ cao hơn và việc bảo trì, sửa chữa cũng sẽ phức tạp hơn. Vì vậy, bạn cần cân nhắc mục đích sử dụng và khả năng tài chính của bản thân để lựa chọn loại màn hình phù hợp. Đồng thời, xem xét kỹ lưỡng độ phân giải và chất lượng hiển thị của module khi đi mua màn hình.
Ví dụ như bạn chỉ cần một màn hình LED để chiếu logo hay văn bản thì lựa chọn những màn hình có độ phân giải cao không phải là một quyết định phù hợp. Việc này sẽ là không cần thiết, và bạn sẽ phải trả nhiều chi phí hơn gây tốn kém ngân sách.
>> Xem thêm: Tổng hợp các loại màn hình LED phổ biến
Cách lựa chọn Pixel chuẩn nhất
Để có thể mua được màn hình ưng ý, đáp ứng được nhu cầu hoặc có được một thành phần in ấn chất lượng thì bạn cần lựa chọn lượng Pixel phù hợp nhất. Dưới đây sẽ là một số cách lựa chọn Pixel chuẩn nhất khi mua màn hình LED và in ấn mà bạn có thể tham khảo.
Khi mua màn hình LED
Việc lựa chọn màn hình LED ngoài trời và màn hình LED trong nhà sẽ có sự khác nhau. Khi chọn màn hình LED ngoài trời, khoảng cách điểm ảnh lớn hơn giúp hiển thị hình ảnh sắc nét, thích hợp cho việc nhìn xa. Còn màn hình LED trong nhà thì chỉ cần khoảng cách điểm ảnh nhỏ, độ phân giải vừa phải thích hợp với việc hiển thị và xem ở khoảng cách gần hơn.
Sẽ có 2 yếu tố bạn cần cân nhắc để lựa chọn ra được loại màn hình LED phù hợp với nhu cầu của bạn.
Khoảng cách xem gần nhất
Đây là một yếu tố quan trọng vì mỗi tấm module LED khác nhau sẽ có khoảng cách điểm ảnh khác nhau và khoảng cách, góc xem màn hình cũng khác nhau.
Ví dụ:
- Màn hình LED P2 trong nhà có khoảng cách điểm ảnh là 2mm và khoảng cách nhìn tối ưu là từ 2m trở lên.
- Màn hình LED P8 ngoài trời có khoảng cách điểm ảnh là 8mm và khoảng cách nhìn tối ưu là từ 8m.
Độ phân giải của màn hình
Tùy thuộc vào từng phân loại của màn hình LED mà sẽ có độ phân giải khác nhau. Độ phân giải này sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi theo kích thước, độ lớn của màn hình mà bạn lựa chọn.
Khi in ấn
Để chọn được Pixel chuẩn nhất khi in ấn, thiết kế hình ảnh bạn có thể thực hiện theo những bước sau.
Xác định được mục tiêu in ấn
Bạn cần xác định rõ mục tiêu in ấn của mình là gì. Việc này bao gồm xác định loại sản phẩm cần in là áp phích, banner hay hình ảnh sử dụng trang trí hoặc bất kỳ loại nào khác. Ngoài ra, mục đích sử dụng các sản phẩm cũng cần xác định rõ, ví dụ như dùng cho quảng cáo, trang trí, trưng bày,…
Độ phân giải
Xác định độ phân giải mong muốn có thể giúp bạn chọn được Pixel chuẩn nhất. Ta có độ phân giải đo bằng Pixel trên mỗi inch (PPI) hoặc điểm trên mỗi inch (DPI). Độ phân giải thường nằm trong khoảng từ 300 – 600 PPI hoặc DPI là độ phân giải hay sử dụng cho các sản phẩm in ấn có chất lượng cao.
Xác định kích thước ảnh
Bạn xác định kích thước ảnh dựa vào kích thước và hình dạng của sản phẩm in. Đo lường kỹ lượng và xác định kích thước cụ thể vùng cần in chẳng hạn như chiều rộng với chiều cao của tờ rơi, banner hay các sản phẩm in khác.
Thử in mẫu
Trước khi in với số lượng lớn thì bạn nên in một mẫu để kiểm tra chất lượng. Điều này giúp bạn xem xét và chỉnh sửa kịp thời các yếu tố như màu sắc, độ phân giải, độ sắc nét sao cho phù hợp nhất và đáp ứng được mong muốn của bạn.
Kiểm tra và chỉnh sửa
Bạn nên kiểm tra Pixel trong ảnh được đảm bảo yêu cầu về chất lượng và độ phân giải. Ở một số trường hợp bạn phải chỉnh sửa Pixel để tăng độ sắc nét hoặc tối ưu hóa màu sắc. Nếu như cần phải điều chỉnh thì bạn nên lựa chọn một số công cụ hay phần mềm chỉnh sửa ảnh để điều chỉnh Pixel một cách chuẩn xác nhất.
Trên đây những thông tin về Pixel, mật độ điểm ảnh và độ phân giải màn hình. Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi Pixel là gì, biết cách tính và quy đổi Pixel cũng như là có thêm những lưu ý để chọn đúng Pixel cho màn hình và sản phẩm của mình. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác hoặc địa chỉ cung cấp các dịch vụ màn hình LED chất lượng thì hãy liên hệ ngay với thienhop.com để nhận được tư vấn chi tiết nhé!
Hotline: 09.885.91119
Website: thienhop.com
Facebook: https://www.facebook.com/manhinhledthienhop